300.000+

Xét nghiệm HIV

Hơn 300.000 người sử dụng dịch vụ xét nghiệm & tự xét nghiệm HIV tại cộng đồng

81.000+

Sử dụng PrEP

Hơn 81.000 người đã & đang sử dụng biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

)
Fanpage
Xóm cầu vồng

Trang dành cho cộng đồng đồng tính nam lớn nhất tại Việt Nam

Tham gia ngay a
Fanpage
cô nàng gợi cảm

Trang thông tin và chia sẻ hướng đến cộng đồng chuyển giới nữ cùng các thông tin cổ vũ phong trào LGBT

Ghé thăm ngay a
Fanpage
PrEP4U

Trang chiến dịch PrEP4U - PrEP cùng bạn! dành cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên

Tham gia ngay a

THÔNG TIN NỔI BẬT

Nghệ An: Đề xuất BHYT chi trả tư vấn, xét nghiệm, sàng lọc HIV, viêm gan B và giang mai

Nghệ An: Đề xuất BHYT chi trả tư vấn, xét nghiệm, sàng lọc HIV, viêm gan B và giang mai

SKĐS – Người có bảo hiểm y tế (BHYT) được chi trả tư vấn, xét nghiệm, sàng lọc HIV, viêm gan B và giang mai, đây là một trong số những nội dung được đưa vào kế hoạch hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030.

Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long ký ban hành Kế hoạch hành động số 351/KH-UBND tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030.

Theo đó, kế hoạch được ban hành nhằm đạt được mục tiêu cụ thể gồm: Đảm bảo người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ, can thiệp loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con một cách liên tục và có chất lượng. Tăng cường nhận thức của các đối tượng can thiệp về dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con.

Đồng thời, xây dựng mạng lưới triển khai và cơ chế theo dõi, đánh giá hiệu quả can thiệp. Trong đó, đưa ra mục tiêu, giai đoạn năm 2024 – 2025, trên 80% mạng lưới tế công lập cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản triển khai thực hiện, theo dõi, đánh giá can thiệp loại trừ từ mẹ sang con.

Giai đoạn năm 2026 – 2030, trên 90% y tế ngoài công lập cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản triển khai thực hiện, theo dõi, đánh giá can thiệp loại trừ 3 bệnh này từ mẹ sang con.

Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Nghệ An đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp liên ngành đối với công tác dự phòng các bệnh này.

Cụ thể, tăng cường truyền thông giáo dục thay đổi hành vi nâng cao nhận thức trong cộng đồng. Giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống giám sát dự phòng bệnh và đảm bảo tài chính cho việc loại trừ bệnh. Trong đó, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, các chương trình liên quan trong việc triển khai các can thiệp loại trừ bệnh.

Gắn kết chặt chẽ giữa các chương trình y tế liên quan đến dự phòng bệnh như chương trình mục tiêu y tế dân số, phòng chống HIV/AIDS, cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ trẻ em, tiêm chủng mở rộng, da liễu và truyền nhiễm.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị đối với công tác vận động chính sách, tạo nguồn lực và môi trường xã hội thuận lợi về phòng, chống HIV, viêm gan B, giang mai lây truyền từ mẹ sang con.

Nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và cán bộ y tế về nguy cơ của việc mắc các bệnh này; các biện pháp dự phòng, lợi ích của việc sàng lọc trước, trong và sau sinh để phát hiện sớm, điều trị kịp thời và tuân thủ điều trị.

Nghệ An đưa vào kế hoạch tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030.

Nâng cấp, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu công tác dự phòng và kiểm soát bệnh. Mở rộng triển khai dịch vụ tư vấn xét nghiệm sàng lọc ba bệnh tại trạm y tế xã và các cơ sở khám thai công lập và ngoài công lập có cung cấp dịch vụ quản lý thai nhằm tăng cường khả năng tiếp cận sàng lọc sớm trong 3 tháng đầu ở phụ nữ mang thai.

Tăng cường năng lực cho mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản về lập kế hoạch, triển khai thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá can thiệp dự phòng bệnh lồng ghép trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ nhỏ tại các tuyến. Giám sát hỗ trợ, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về dự phòng bệnh tại các cơ sở y tế, bao gồm cả các cơ sở y tế tư nhân, y tế ngành.

Ngoài ra, tổ chức đào tạo tập huấn cho cán bộ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản triển khai các hoạt động tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, chuyển gửi, điều trị dự phòng, tiêm chủng và quản lý các can thiệp dự phòng bệnh…

UBND tỉnh Nghệ An, giao Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính trong việc xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí của địa phương để thực hiện dự phòng lây truyền các bệnh này một cách chủ động, kịp thời.

Đưa việc tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B và giang mai được bảo hiểm y tế chi trả trong đó nhà nước đảm bảo chi trả cho các đối tượng hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số ở các vùng miền có điều kiện kinh tế khó khăn.

Tăng cường vận động nguồn lực tại địa phương đảm bảo nguồn tài chính cho việc xét nghiệm sàng lọc bệnh ở phụ nữ mang thai. Triển khai xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc cho phụ nữ mang thai nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây truyền cho các đối tượng…

Theo Sức khỏe & Đời sống

Dịch HIV/AIDS tăng nhanh trong nhóm trẻ tuổi, chủ yếu thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Dịch HIV/AIDS tăng nhanh trong nhóm trẻ tuổi, chủ yếu thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

SKĐS – Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, gần đây xu hướng dịch HIV/AIDS có dấu hiệu thay đổi. Dịch lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu, tăng nhanh trong nhóm trẻ tuổi, các trường hợp mới phát hiện chủ yếu thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm hơn 80%.

Ngày 14/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hội thảo “Chia sẻ định hướng hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh”.

Thông tin tại hội thảo, PGS.TS.BS Phan Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam đã và đang từng bước khống chế, kiểm soát được đại dịch HIV/AIDS. Tuy nhiên, những năm gần đây xu hướng dịch có dấu hiệu thay đổi. Cụ thể, dịch lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu, tăng nhanh trong nhóm trẻ tuổi (từ 15-29 tuổi), các trường hợp mới phát hiện chủ yếu thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm hơn 80%.

Bên cạnh đó, tình hình sử dụng ma tuý tổng hợp trong các nhóm trẻ gia tăng, việc sử dụng ma tuý đa dạng về hình thức, về chủng loại và ngày một khó kiểm soát. Điều này dẫn đến nguy cơ và hệ luỵ trong nhóm các bạn trẻ.

“Với bối cảnh tình hình dịch HIV/AIDS có nhiều thay đổi và chuyển biến liên tục đòi hỏi chúng ta phải liên tục đổi mới các mô hình can thiệp: từ giám sát, xét nghiệm, triển khai các đáp ứng y tế công cộng, can thiệp giảm hại và điều trị HIV/AIDS để phù hợp và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng”, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Phan Thị Thu Hương cho hay.

Cũng theo Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, việc cắt giảm viện trợ của các nhà tài trợ hiện nay cũng là một thách thức lớn đối với hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trong điều kiện phải kiểm soát dịch, đạt được mục tiêu 95-95-95 (95% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 95% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế) và kết thúc AIDS vào 2030.

Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Phan Thị Thu Hương chia sẻ: “Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, tăng cường năng lực tuyến tỉnh để hỗ trợ kỹ thuật trong phòng, chống HIV/AIDS được xác định là ưu tiên của Cục phòng, chống HIV/AIDS góp phần giảm tải công việc cho cấp Trung ương và các nhà tài trợ, hướng đến sự bền vững của chương trình. Đồng thời cũng đi theo đúng đường lối chủ trương về phân cấp, phân quyền và tăng cường sự chủ động cho tuyến dưới trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS”.

Tại hội thảo, chia sẻ về thực trạng hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, TS Đoàn Thị Thùy Linh – Phó Chánh Văn phòng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, nhóm hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh chưa phát huy được hết vai trò và khả năng chuyên môn. Việc thực hiện hỗ trợ kỹ thuật tại tuyến, tỉnh, thành phố còn phụ thuộc vào kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật của tuyến Trung ương, các dự án và các nhà tài trợ.

Cụ thể, trước năm 2018, mỗi dự án có bộ công cụ hỗ trợ kỹ thuật khác nhau, phù hợp với yêu cầu riêng của dự án. Từ năm 2019, Cục phòng chống HIV/AIDS đã bắt đầu chuẩn hóa dần các công cụ chuẩn để áp dụng cho đợt hỗ trợ kỹ thuật, tuy nhiên chưa được sử dụng rộng rãi ở tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ HIV. Nhất là trong giai đoạn 2019-2022, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật ở tuyến tỉnh và trung ương không được thực hiện hoặc thực hiện qua hình thức trực tuyến. Từ năm 2022, các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện thường xuyên hơn.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo. Ảnh: K.V

Tại hội thảo, đại biểu đến từ các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã được nghe đại biểu các đơn vị chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh, dự thảo nội dung hoạt động tuyến tỉnh năm 2025 và kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2025-2030.

Đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Cần Thơ cho biết, công tác hỗ trợ kỹ thuật phòng chống HIV/AIDS tại địa phương được lãnh đạo Sở Y tế quan tâm, chú trọng. Các ứng dụng, sáng kiến mới được Trung ương, dự án chọn triển khai và cam kết triển khai hiệu quả. Các cán bộ tham gia nhiệt tình, các đơn vị tạo điều kiện để cán bộ tham gia. Tuy nhiên, nhân sự nhóm hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh có sự thay đổi nhiều và liên tục nên công tác kiện toàn gặp khó khăn, chưa kịp thời. Bên cạnh đó, Thành phố chỉ có quyết định mà chưa ban hành quy chế hoạt động cụ thể của nhóm hỗ trợ kỹ thuật.

Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự hội thảo còn thảo luận về nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh từ góc độ người cung cấp kỹ thuật và người nhận hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS; các nội dung ưu tiên của đơn vị, chỉ số, chỉ tiêu, nguồn lực, quy trình, hướng dẫn, chính sách của địa phương để đạt được chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Theo Sức khỏe & Đời sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều người nhiễm HIV ở Khánh Hòa bỏ dở việc điều trị

Nhiều người nhiễm HIV ở Khánh Hòa bỏ dở việc điều trị

SKĐS – Sau khi phát hiện nhiều người nhiễm HIV ở Khánh Hòa bỏ dở việc điều trị, các y, bác sĩ đã theo sát động viên, khích lệ các bệnh nhân quay lại điều trị, vì chính sức khỏe của bản thân mình. Động viên người nhiễm HIV quay lại điều trị

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa, qua rà soát, thời gian gần đây phát hiện khoảng 40 người nhiễm HIV tại tỉnh này bỏ dở việc điều trị bệnh.

Ngay khi phát hiện, hệ thống nhân viên y tế dự phòng ở Khánh Hòa đã khẩn trương vào cuộc, tiếp cận những người bỏ dở điều trị HIV để động viên, tư vấn giúp họ quay lại  điều trị.

Ngày 16/5, bác sĩ Tôn Thất Toàn, Phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa cho biết, khi phát hiện có khoảng 40 bệnh nhân bỏ dở điều trị HIV, chúng tôi đã huy động nhân viên y tế kết nối với từng người thông qua nhiều biện pháp khác nhau như nhắn tin, gọi điện tư vấn để họ quay lại tiếp tục điều trị.

Từ nỗ lực của nhiều nhân viên y tế, đến ngày 16/5, chỉ còn hai người nhiễm HIV chưa tự tin quay lại điều trị tiếp. Các y, bác sĩ sẽ kiên trì động viên, thuyết phục tiếp 2 bệnh nhân còn lại.

Cũng theo bác sĩ Toàn, nguyên nhân dẫn đến một số người nhiễm HIV bỏ dở việc điều trị do thời gian gần đây, một số người nảy sinh tâm lý sợ bị người khác phát hiện mình mắc “bệnh thế kỷ” nên ngại đi khám và không lấy thuốc theo liệu trình.

“Chúng tôi đã và đang liên tục khuyến cáo cộng đồng hãy xóa bỏ hoàn toàn sự kỳ thị với người nhiễm HIV, xem đây là căn bệnh cần phải điều trị càng sớm, càng đúng quy trình càng tốt. Đồng thời, việc ổn định tâm lý người nhiễm HIV sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn”, bác sĩ Toàn nói.

Ông V.T., một người nhiễm HIV ở Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, khi phát hiện nhiễm bệnh, tôi rất hoang mang. Sau khi nhận thuốc điều trị, tôi uống được 2 tháng thì bỏ dở vì sợ bị bạn bè, người thân biết sẽ chê trách, xa lánh. Thế nhưng, sau khi được các nhân viên y tế giải thích cặn kẽ tác dụng của việc duy trì điều trị, tôi đã quay lại nhận thuốc điều trị HIV theo liệu trình bác sĩ tư vấn.

Thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa, tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống và được quản lý trên địa bàn là hơn 1.500 người. Việc lây nhiễm HIV hiện nay thông qua một số con đường chính như qua đường máu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con. Đặc biệt, việc lây nhiễm HIV thông qua quan hệ tình dục đồng giới nam ngày càng gia tăng ở Khánh Hòa.

Nhóm nguy cơ cao với HIV được khuyến cáo điều trị dự phòng.

Lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa khuyến cáo, tất cả những nhóm có nguy cơ cao với HIV hãy tiếp cận và sử dụng dịch vụ điều trị dự phòng. Nếu không may đã nhiễm HIV thì hãy tuân thủ điều trị tốt để đạt được ngưỡng K=K (không phát hiện, không lây nhiễm).

K=K (không phát hiện, không lây nhiễm) nghĩa là khi một người nhiễm HIV được điều trị tốt bằng thuốc ARV mà đạt đến mức ức chế vi rút, đưa tải lượng vi rút xuống dưới 200 bản sao/ml máu (hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện) thì sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường quan hệ tình dục.

Bác sĩ Tôn Thất Toàn khuyến cáo thêm, HIV là một căn bệnh, ai không may nhiễm HIV thì hãy tự tin điều trị theo đúng hướng dẫn và phác đồ của ngành y tế, hoàn toàn không nên bỏ dở việc điều trị. Thực tế đã chứng minh, một người nhiễm HIV mà duy trì, tuân thủ tốt việc điều trị thì sức khỏe và thể trạng sẽ được đảm bảo.

Theo Sức khỏe & Đời sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Scroll to top